Hội nghị đã thông qua hai văn bản quan trọng: Tuyên bố Bắc Kinh về Xây dựng các Thành phố Học tập, nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của việc học tập đối với các cộng đồng đô thị trong tương lai, và Các đặc trưng cơ bản của Thành phố Học tập như một danh sách đầy đủ các công việc cần làm để giúp xây dựng thành phố học tập.
Kể từ Hội nghị quốc tế về Thành phố Học tập lần thứ nhất, việc xây dựng thành phố học tập đã được đẩy mạnh và mở rộng tới các cộng đồng trên thế giới. Nhiều thành phố đã bắt đầu coi xây dựng thành phố học tập như một biện pháp nhằm vượt qua những thách thức nhất định, từ đó tiến hành triển khai các văn bản của Hội nghị Quốc tế về Thành phố Học tập lần thứ nhất.
Danh hiệu Thành phố học tập của UNESCOđược trao tặng nhằm khuyến khích học tập suốt đời và biểu dương các điển hình tiên tiến trong việc xây dựng thành phố học tập. Danh hiệu được trao cho các thành phố đang triển khai các đặc trưng cơ bản của Thành phố Học tập và đã đạt được kết quả xuất sắc.
Việc tặng thưởng danh hiệu này được giới thiệu lần đầu tiên tại Hội nghị Quốc tế về Thành phố Học tập lần thứ 2, diễn ra tại thành phố Mexico, Mexico, từ 28-30/9/2015.
Các "Thành phố học tập toàn cầu" tại Việt Nam
Giải thưởng Thành phố Học tập của UNESCO là một giải thưởng quốc tế được trao tặng 2 năm một lần tại lễ trao tặng chính thức tại Hội nghị Khu vực về Thành phố Học tập hoặc Hội nghị Quốc tế về Thành phố học tập lần tiếp theo, tùy vào việc hội nghị nào diễn ra trước.
Giải thưởng Thành phố Học tập của UNESCO sẽ được trao cho các thành phố thuộc năm khu vực của UNESCO đã đạt được những tiến bộ ấn tượng trong việc xây dựng thành phố học tập và thúc đẩy học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Tối đa là 6 thành phố trong một khu vực có thể nhận Giải thưởng trong một kì. Những thành phố này sẽ nhận được chứng nhận, nhưng không có tặng thưởng về tiền, do đây không phải là một giải thưởng của UNESCO (Giải thích: Đây là UNESCO Award (Danh hiệu của UNESCO) chứ không phải UNESCO Prize (Giải thưởng của UNESCO)).
Hiện nay, Việt Nam có 5 thành phố nằm trong mạng lưới 294 thành phố học tập toàn cầu trên thế giới được UNESCO công nhận.
Cụ thể, năm 2015, TP.HCM và Hải Dương được UNESCO chứng nhận danh hiệu “Thành phố học tập toàn cầu”. Năm 2020 có thành phố Sa Đéc và Vinh được nhận danh hiệu này. Gần đây nhất, tháng 9/2022, đến lượt thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) được vinh danh. Như vậy, Đồng Tháp là tỉnh đầu tiên tại Việt Nam có 2 thành phố học tập toàn cầu, nhờ có sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân địa phương.
Một loạt thành phố sẵn sàng gia nhập mạng lưới
Giải thưởng Thành phố Học tập của UNESCO được mở với tất cả các thành phố là thành viên của Mạng lưới GNLC UNESCO, tại các quốc gia thành viên trên khắp 5 khu vực của UNESCO.
Trong việc xét tặng này, một thành phố được hiểu là một đơn vị hành chính với ít nhất 10.000 cư dân được quản lý bởi Hội đồng thành phố hoặc một cơ quan dân cử (Hội đồng nhân dân). Một thành phố học tập vì thế có thể là một khu đô thị học tập, một làng học tập, một thị trấn học tập, một cộng đồng học tập, v.v…
Bên cạnh 5 thành phố nói trên, các thành phố khác như Hạ Long, Bắc Ninh, Nam Định, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Biên Hòa, Bình Dương, Cần Thơ… cũng đang được đề nghị xem xét, chuẩn bị các điều kiện để đăng ký gia nhập mạng lưới này.
Việc trở thành thành viên của mạng lưới "Thành phố học tập" toàn cầu sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ và mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân thành phố.
Đồng thời, các thành viên phải thể hiện tầm nhìn rõ ràng về việc cung cấp các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người trong cộng đồng. Sau khi được kết nạp, các thành phố sẽ tham gia vào các hoạt động của mạng lưới và báo cáo 2 năm một lần, nêu rõ những thành tựu của họ với tư cách là thành phố học tập toàn cầu.
Theo một số nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu thì không hẳn là như vậy. Mặc dù lời khen rất tốt cho trẻ, nhưng nếu chúng ta khen ngợi mọi thứ mà trẻ làm, thì lời khen có thể sẽ mất đi tác dụng của nó hoặc sẽ tạo ra những đứa trẻ chỉ thích khen.
Thay vì liên tục khen ngợi học sinh, giáo viên nên nhận xét chi tiết hoặc nói về những tiến bộ cụ thể của trẻ, khuyến khích trẻ lần sau cố gắng hơn.
Nghiên cứu
Vẫn có định kiến là những đứa trẻ có lòng tự trọng cao sẽ hạnh phúc hơn, học tập tốt hơn và sau này sẽ sống tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu lại không đồng ý với quan điểm này – Marshall Duke, nhà tâm lý học lâm sàng, nhà nghiên cứu và Charles Howard Chandler, giáo sư tâm lý học ở ĐH Emory cho hay.
Xác định thế mạnh của trẻ và phát triển những điểm mạnh này mới giúp trẻ hình thành sự tự tin, hơn là cứ liên tục khen ngợi – Duke nói. Khen ngợi cũng sẽ không có tác dụng nếu như lời khen nào cũng giống nhau. Ví dụ như, nếu tất cả học sinh trong lớp đều được khen vẽ đẹp, trong khi các em đều biết có một số bạn vẽ đẹp hơn hẳn, thì lúc này lời khen mất đi ý nghĩa.
“Những nhận xét trung thực có tác dụng về lâu về dài hơn lời khen sáo rỗng” – Duke khẳng định.
Người lớn thường có thói quen không nói cho trẻ biết mình sai. Điều đó sẽ không giúp trẻ đối mặt với nghịch cảnh khi chúng lớn lên. “Đó là cách mà thế giới hoạt động” – Duke nói thêm.
Cân bằng
Cần khen trẻ chọn lọc hơn và cụ thể hơn không phải là một ý kiến mới mẻ, tuy nhiên nó bắt đầu vượt qua quan điểm cũ là khen càng nhiều càng tốt – theo Benjamin Mardel – nhà nghiên cứu của Project Zero thuộc ĐH Harvard.
“Trẻ có thể nhận ra những lời khen sáo rỗng và giả tạo. Chúng có thể học được nhiều hơn từ những nhận xét cụ thể. Khen ngợi phải dựa trên cái gì đó có thật” – ông Mardel nói.
“Niềm vui và sự hứng thú trong học tập có thể cùng tồn tại với một vài căng thẳng và lo lắng. Đó cũng là một phần của học tập” – ông nói.
Giáo viên có thể giúp trẻ hình thành lòng tự trọng bằng cách tạo không khí lớp học thoải mái, an toàn và các em có thể giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. “Điều đó quan trọng hơn là việc giáo viên khen các em những gì”.
Trẻ nghiện lời khen
![]() |
J.D. Hawkins – tư vấn viên ở Trường Trung học thử nghiệm thuộc ĐH Bang Illinois, đồng thời là chủ tịch Hiệp hội Tự trọng quốc gia đồng ý rằng tạo không khí để trẻ cảm thấy an toàn là một yếu tố quan trọng để trẻ nuôi dưỡng lòng tự trọng.
“Tôi không tin bạn có thể cho ai đó lòng tự trọng, nhưng bạn có thể tạo ra môi trường để phẩm chất đó phát triển” – ông Hawkins nói.
Mặc dù khen ngợi không giúp hình thành lòng tự trọng, nhưng tư vấn viên này cũng cho rằng: “Giá trị bản thân của trẻ dựa trên những gì người khác nói, và đó không phải là thứ tự trọng lành mạnh. Trẻ không thể làm được gì nếu chúng không được khen ngợi”.
Khen thận trọng
Dù vậy không phải ai cũng đồng ý với quan điểm nên khen ít hơn thì tốt hơn. Barry Lubetkin – chuyên gia tâm lý, giám đốc Viện Trị liệu hành vi (New York) thì nói rằng nếu được lựa chọn, ông sẽ luôn chọn thà khen nhiều còn hơn.
“Tôi lo ngại rằng người ta sẽ thấy sự thay thế cho khen ngợi là không khen nữa” – ông Lubetkin chia sẻ với tờ Education World. “Tôi có những bệnh nhân nói rằng họ không được khen khi còn nhỏ. Nếu tôi phải phạm sai lầm, tôi thà chọn sai lầm vì khen quá lời còn hơn là không khen”.
Ông Lubetkin thừa nhận rằng có thể khen quá nhiều sẽ làm trẻ chán ngấy và ít chuẩn bị cho những khắc nghiệt của cuộc sống sau này, nhưng trong một số trường hợp, phụ huynh có thể khen có lựa chọn.
“Nếu một đứa trẻ đã rất cố gắng phần từ vựng và mang về nhà một điểm A thì khen ngợi là thích hợp và chỉ ra rằng trẻ nhận được điểm A là nhờ học tập chăm chỉ. Nhưng nếu đứa trẻ đó bình thường đã làm tốt ở phần từ vựng rồi thì cũng không cần phải khen ngợi nữa”.
Đội trưởng đội cổ vũ
Bất chấp ý kiến của một số nhà nghiên cứu, Lori Palmer – người đang dạy giáo dục đặc biệt ở Trường Tiểu học Jacob Gunther (New York) cho rằng cô nhìn thấy những kết quả tích cực từ việc khen ngợi các em hằng ngày.
“Ngày nào tôi cũng giống như một đội trưởng đội cổ vũ” – cô Palmer chia sẻ. “Lời khen luôn giúp chúng tiếp tục làm tốt. Khi trẻ nghe thấy những câu như “Con thật tuyệt”, “làm tốt lắm”, “con thật thông minh”, điều đó rất có ý nghĩa với trẻ. Trẻ biết là mình được khen vì ít nhất mình đã cố gắng”.
Cô Palmer cho rằng có thể những lời khen đó không cần thiết ở một lớp học bình thường, nhưng lại rất cần cho giáo dục đặc biệt. Cô vẫn tin rằng khen ngợi là tốt cho trẻ.
Trong sáng nay (26/6), các thí sinh tham gia thi môn Vật lý thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên.
Bài tổ hợp Khoa học tự nhiên gồm 3 môn là Vật lý, Hóa học, Sinh học.
Thời gian làm bài tổ hợp Khoa học tự nhiên kéo dài 50 phút/ môn, bắt đầu từ 7h35 và kết thúc lúc 10h25.
Một trong những thay đổi của công tác tổ chức thi THPT quốc gia năm nay là giao quyền chấm thi trắc nghiệm cho các trường đại học. Những địa phương "dính" bê bối thi cử năm 2018 thậm chí còn có tới 6 đơn vị tham gia.
Ông Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho rằng bảng phân công chấm thi năm nay có thể thấy Bộ GD-ĐT đã chọn trường có kinh nghiệm để chấm trắc nghiệm nên xã hội có thể yên tâm. Dù có áp lực nhưng "vì nhiệm vụ quốc gia" nên sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhất.
"Chấm trắc nghiệm phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt và sự giám sát chặt chẽ 24/24, có camera giám sát nên độ tin cậy rất cao" - ông Lý nói.
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM phân tích chấm thi là công đoạn rất tốn kém, nhưng để trường ĐH chấm trắc nghiệm là cần thiết trong thời điểm này. Để xảy ra gian lận như năm ngoái là do những người tham gia trong quá trình đó cấu kết lại để vi phạm.
Ông Sơn khẳng định giao cho trường đại học chủ trì sẽ khách quan và được tin tưởng bởi: Thứ nhất, nhân sự tham gia chấm hoàn toàn không bị ảnh hưởng hoặc có cơ hội câu kết.
Thứ hai, kết quả chấm thi không có tác động đến các trường nên không có áp lực về kết quả. Thứ ba, do các trường đại học cần kết quả chính xác phục vụ cho công tác xét tuyển nên sẽ cần kết quả chặt chẽ hơn.
Ban Giáo dục
Đáp án môn Vật lý thi tốt nghiệp THPT 2020 tất cả mã đề được đăng tải trên VietNamNet (Cập nhật). Mời quý độc giả tham khảo.
" alt=""/>Đáp án mã đề 202 môn Vật lý thi THPT quốc gia 2019